Nhà hàng của bạn đã sẵn sàng cho mô hình chuỗi?



Hơn mười năm trước, khi đến Việt Nam, Philip Kotler - cha đẻ của học lý tiếp thị hiện đại đã khuyến khích: "Việt Nam hãy là bếp ăn của thế giới" . Đây vừa là một lời khích lệ, tán dương vừa là một ý tưởng xuất sắc cho nền ẩm thực Việt Nam nói chung.

 

Tuy nhiên, để có thể trở thành “Bếp ăn của thế giới”, Việt Nam cần xây dựng nhiều hơn nữa những thương hiệu ẩm thực mạnh, có quy mô và sức lan tỏa toàn cầu. Và một trong các cách hiệu quả nhất để trở thành thương hiệu mạnh, đó là xây dựng chuỗi nhà hàng/ chuỗi cà phê.


Kinh doanh chuỗi là xu hướng của thế giới và ở nước ta, nó mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu. Mọi chủ nhà hàng đều mong muốn phát triển một thương hiệu tạo dấu ấn và phủ sóng rộng khắp toàn thị trường. Mô hình chuỗi chính là hình ảnh chân thực nhất cho mong muốn ấy.

 

Để biết mô hình nhà hàng của bạn đã sẵn sàng để phát triển thành chuỗi hay chưa, bạn cần trả lời được những câu hỏi sau:

1. Dấu ấn thương hiệu của nhà hàng trên thị trường?

2. Tập khách hàng mục tiêu? Tỷ trọng giữa các nhóm khách hàng?

3. Cơ sở hiện tại đang vận hành ổn định, hệ thống quản trị chặt chẽ và hiệu quả?

4. Xác định và phân tích tiềm năng thị trường mục tiêu?

5. Kế hoạch Marketing khi xây dựng chuỗi?

6. Huy động vốn từ những nguồn nào và như thế nào? Bạn có đủ tiềm lực kinh tế cũng như nhân lực để tiếp tục duy trì và phát triển thêm 01 hoặc nhiều cửa hàng khác?

 

Theo đó, chúng tôi sẽ đưa ra một vài gợi ý để bạn có hình dung cụ thể hơn trước khi quyết định xây dựng chuỗi nhà hàng:

 

Huy động vốn

 

Bạn có thể lấy từ đâu? Bạn cần một số tiền kha khá để chi trả cho những khoản như thuê mướn mặt bằng, sửa chửa; mua sắm trang thiết bị; chi trả cho các khoản chi phát sinh khác,… bạn có thể vay vốn, kêu gọi nhà đầu tư hoặc lấy từ nguồn vốn tái đầu tư của cửa hàng hiện có.

 

Lựa chọn và nghiên cứu địa điểm

 

Một số lưu ý về lựa chọn địa điểm cho bạn:

– Tìm một khu vực có lưu lượng khách hàng mục tiêu đông đúc, phù hợp với sản phẩm của nhà hàng.

– Nắm bắt thói quen sinh hoạt, ăn uống của dân cư sống hoặc làm việc tại khu vực bạn dự định mở quán. 

– Tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh (trực tiếp và gián tiếp) trong khu vực.

 

Kế hoạch kinh doanh

 

Dù bạn đang vận hành hiệu quả nhà hàng của mình, nhưng vẫn cần xây dựng một kế hoạch kinh doanh mới phù hợp với xây dựng chuỗi. Đây là công cụ hỗ trợ bạn kiểm soát được chi phí cũng như bước đầu có bức tranh tổng thể về tài chính cho kế hoạch đầu tư xây dựng chuỗi nhà hàng.


Chiến lược Marketing

 

Kinh doanh 01 cơ sở rất khác với 01 chuỗi nhiều cơ sở, do vậy bạn bắt buộc phải đổi mới cách thức tiếp thị vừa đảm bảo thống nhất về tính nhận diện thương hiệu nhưng vẫn phải phù hợp với đặc điểm riêng (nếu có) của từng cơ sở (Ví dụ: vị trí địa lý, đặc điểm dân cư, thói quen tiêu dùng….).

 

Và còn rất nhiều hạng mục chi tiết cần phải bổ sung hoặc làm mới mà bạn cần chuẩn bị trước khi bắt tay triển khai xây dựng chuỗi. Để có thể tiến hành thuận lợi và hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình mở rộng, bạn cần rà soát cơ sở đang vận hành và xây dựng 01 bộ tài liệu chuẩn hóa bao gồm tất cả những nội dung nêu trên, áp dụng cho các cơ sở mở mới sau này. 

Share :

Bình luận

 Bình luận của bạn đã gửi thành công, xin cảm ơn!   Làm mời
Error: Please try again
0977 626 998