NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ?
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về Nhượng quyền thương
hiệu và các hình thức nhượng quyền hiện có trên thị trường.
1. Kinh doanh
nhượng quyền (Franchise) là gì?
Kinh doanh nhượng
quyền (Franchise) là hình thức một cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh một sản
phẩm, một mô hình, một cách thức kinh doanh dựa trên phương pháp kinh doanh đã
có trên thị trường từ trước. Cá nhân hay tổ chức nhận quyền phải trả một khoản
phí nhất định theo tháng hoặc năm để duy trì hoạt động kinh doanh.
Cụ thể hơn trong
ngành F&B, bạn có thể sử dụng tên thương hiệu, cũng như toàn bộ phương pháp
sản xuất và kinh doanh của thương hiệu gốc để kinh doanh. Lấy một ví dụ điển
hình chính là KFC, khi hãng này đã nhượng quyền cho tương đối nhiều cá nhân và
tổ chức, cũng như có mạng lưới chi nhánh tại rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Thường thì đa phần bên nhượng quyền sẽ luôn phải đặt ra những điều kiện cũng như tiêu chuẩn tương đối khắt khe để có thể đảm bảo được hình ảnh thương hiêu của họ. Nếu vượt qua được những tiêu chuẩn trên thì bên được nhượng mới bắt đầu có quyền kinh doanh theo hình thức này.
2. Các hình thức
kinh doanh nhượng quyền
◎ Nhượng quyền kinh
doanh toàn diện: là hình thức nhượng quyền “trọn gói”, Hợp đồng nhượng
quyền kinh doanh ở mô hình này có thể lên tới 30 năm.
Với mô hình nhượng
quyền này, bên nhận quyền sẽ được cung cấp 04 hạng mục sau:
a
Hệ thống kinh doanh.
a
Bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh, chẳng hạn như công thức pha chế.
a
Hệ thống thương hiệu.
a
Sản phẩm/dịch vụ.
◎ Nhượng quyền kinh
doanh không toàn diện: Các trường hợp Franchise theo mô hình
không toàn diện thường sẽ chỉ được nhượng quyền một trong số các loại tài sản
sau đây.
a Nhượng quyền phân
phối sản phẩm: Bên nhận quyền không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà chỉ tập
trung vào khâu phân phối ra thị trường.
a Nhượng quyền công
thức sản xuất và tiếp thị: Bên nhượng quyền cung cấp quyền kinh doanh và hỗ trợ
các hoạt động tổ chức, vận hành, tiếp thị cho bên nhận quyền.
a Nhượng quyền theo
kiểu dùng chung tên hiệu: Loại hình này thường xuất hiện ở các công ty cung cấp
dịch vụ chuyên môn cao, các loại tư vấn kinh doanh, pháp lý.
a Cấp phép sử dụng
thương hiệu: Hình thức này nhượng quyền sử dụng thương hiệu, cho việc sản xuất
các mặt hàng không chung ngạch.
◎ Nhượng quyền có đầu tư
vốn: Mô hình nhượng quyền này được hiểu đơn giản là việc người bán
tham gia góp vốn vào cơ sở nhượng quyền. Điều này giúp bên nhượng quyền có ảnh
hưởng trong hoạt động kinh doanh của cửa hàng.
◎ Nhượng quyền có tham
gia quản lý: Mô hình này thường được các thương hiệu lớn áp dụng, bên
nhượng quyền cung cấp người quản lý và điều hành cho bên nhận quyền nhằm giúp
việc giám sát cũng như vận hành quy trình kinh doanh dễ dàng hơn.
Bình luận